Niệu Quản Lạc Chỗ


Niệu Quản Lạc Chỗ

Mỗi người được sinh ra thường có 2 thận và 2 niệu quản để lọc và dẫn nước tiểu từ 2 quả thận vào bàng quang và ra ngoài. Có một số người lại có 2 niệu quản từ một quả thận ( có 3 niệu quản từ 2 thân ), một niệu quản  dẫn lưu phần trên thận và một dẫn lưu phần dưới thận, 2 phần của thận các đài thận không thông với nhau hình thành thận đôi. Nếu 2 niệu quản này đi song song nhau và cắm vào đỉnh tam giác bàng quang thì không có vấn đề gì đôi khi không phát hiện, nhưng nếu một trong 2 niệu quản cắm sai thường thì niệu quản trên cắm dưới vùng tam giác, cổ bàng quang hoặc ngoài bàng quang.
Nếu ở bé gái, niệu quản lạc chỗ có thể chảy vào niệu đạo (Niệu đạo nữ ngắn 4cm ) hoặc thậm chí ở âm đạo rỉ nước tiểu . Ở bé trai, nó thường chảy vào niệu đạo gần tuyến tiền liệt hoặc vào cơ quan sinh dục ngoài gây bí tiểu  hoặc tiểu không kiểm soát 

Nguyên nhân thường do di truyền (được truyền lại trong một gia đình). Nếu có một  lớn có niệu quản lạc chỗ, thì mỗi đứa con của người này có thể một nửa khả năng sẽ mắc phải
I.Triệu chứng:  chung quanh 4 vấn đề 
-Không kiểm soát được nước tiểu (vấn đề kiểm soát bàng quang với rò rỉ)
-Một bên hông lưng to ra ( thận bên thân đôi to ra với ứ nước thận trên )
-Hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu  (UTI) 
-Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) , niệu quản lạc chổ dãn do cắm thấp dưới vùng tam giác bàng quang , lâu ngày thận trên sẽ ứ nước 
1.Tiểu không tự chủ
 bị tắc hoặc tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) có thể là dấu hiệu của niệu quản lạc chỗ.
Bé trai có niệu quản lạc chỗ thường không tiểu được vì niệu quản chảy bên trong cơ thể. Thường trẻ quấy khóc do thận ứ nước hoặc nhiễm trùng tiểu.
Bé gái có niệu quản lạc chỗ có thể bị rò rỉ nước tiểu do niệu quản chảy vào cổ bàng  quang hoặc gần âm đạo.Vì không giống như các loại tiểu không tự chủ khác do chỉ một phần nước tiểu rỉ ra  nên chỉ có một sự ẩm ướt không giống như bàng quang mất kiểm soát. Nên dễ bỏ sót cho đến lúc lớn 
2. Thận ứ nước
Niệu quản và một phần của thận (Thận trên ) có thể dãn ra do không thể thoát nước. Đây được gọi là thận ứ nước và rất dễ nhìn thấy trên siêu âm. Ở nhiều trẻ sơ sinh, niệu quản lạc chỗ được phát hiện rất sớm trước k khi mẹ  đang mang bầu đi siêu âm trước khi sinh . Nhưng không phải tất cả các niệu quản lạc chỗ ngoài bàng quang đều dãn, vì vậy cần phải chụp MSCT mới xác định được 
3.Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước tiểu xuống kém từ niệu quản lạc chỗ có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu (UTI). Nhiễm trùng tiểu là khi vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu và di chuyển lên bàng quang, đau khi đi tiểu.
4.Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR)
Thường thì hay gặp bé trai khi nhỏ có niệu quản lạc chỗ, niệu quản cắm thấp chui trực tiếp vào vùng cơ bàng quang nên khong có đoạn nội thành bàng quang chống trào ngược. có thể dẫn đến trào ngược. VUR là khi nước tiểu trào ngược lên thận khi bàng quang đầy và mắc tiểu . Điều này làm cho nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu trên . Đó là một lý do nữa khiến một số trẻ em có niệu quản lạc chỗ có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu nặng.
II.Chẩn đoán
Đa sô thường thấy nhiều ở trẻ em và chuẩn đoạn được tùy thuộc vào các triệu chứng xuất hiện . Không phải lúc nào cũng xác định được, nên đôi khi không được chẩn đoán chính xác trong nhiều năm.
Nếu các triệu chứng nghi ngờ niệu quản lạc chỗ  nhưng khi khám không nhịn thấy ( ở nữ thấy nước tiểu rỉ ra ) các xét nghiệm cơ bản để xem niệu quản, thận và bàng quang. Nhưng thực tế chỉ cần siêu âm, sau đó chụp MSCT có cản quang hoặc chụp MRI  là đủ để chuẩn đoán , vì đằng nào cũng phải phẩu Thuật 
1.Siêu âm : thường phát hiện sớm khi siêu âm thai , sau khi sinh thường kiểm tra lại thấy rõ hơn  
2.X-quang bàng quang (Voiding Cystourethrogram, hay VCUG)
Xét nghiễm này thực hiện để loại trừ VUR là nguyên nhân gây ứ nước thận và niệu quản. Thử nghiệm này cũng được sử dụng để xem liệu có trào ngược trong niệu quản thứ hai liên kết với niệu quản ngoài bàng quang hay không ?
3.Chụp MRI hoặc Xạ hình thận
Để đánh giá nhu mô thận   (MAG-3 hoặc DMSA) hoặc Chụp cộng hưởng (MRI).Thận hoặc một phần của thận được lưu thông bởi niệu quản lạc chỗ thường không hoạt động tốt. Trong các xét nghiệm này, chất lỏng thuốc cản quang tương phản được tiêm.
4. Nội soi bàng quang
Một ống soi mền nhỏ được đặt vào niệu đạo. tìm thấy 2 lỗ niệu quản ở đúng vị trí trong bàng quang và 1 lỗ niệu quản lạc chổ ( rất khó thấy) phải dùng xanh methylen bơm vào tĩnh mạch ( bây giờ ít ai dùng, ) 
Nói chung tất cả các xét nghiêm lâm sàng kể trên chỉ làm để chuẩn đoán xác định làm bằng chứng y tế nếu bác sĩ chuyên khoa chọn phương pháp mổ  bình thường khi phát hiện triệu chứng siêu âm là bước đệm ,chụp MSCT hay MRI là tốt nhất nếu thấy cắt thận trên là không cần thiết 
III. Phẩu thuật
Phương pháp điều trị lạc chỗ niệu quản là phẫu thuật. Nếu có nhiễm trùng thì cần giải quyết nhiễm trùng trước khi phẩu thuật dựa vào kháng sinh đồ  ( Kháng sinh nhiễm trùng tiểu dưới 1 tuần, nhiễm trùng tiểu trên 3 tuần ), và kháng sinh dự phòng trước phẩu thuật là cần thiết . 3 loại phẫu thuật 
1-Cắt bỏ thận trên qua nội soi 2D hay 3D
2-Cắm niệu quản vào niệu quản của thận dưới  niệu quản - niệu quản
3-Cắm lại niệu quản vào bàng quang
Mỗi tùy chọn đều có ưu và nhược điểm. Chúng cũng được thực hiện ở những độ tuổi nhất định. Phẫu thuật cắt bỏ thận có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Nhưng nếu không có nhiễm trùng, phẫu thuật có thể được hoãn lại cho đến 6 tháng tuổi. Một số bác sĩ phẫu thuật muốn đợi cho đến khi trẻ lớn hơn, thường là sau 1 tuổi , để cấy ghép lại niệu quản.
Ở người lớn chọn giữ lại thận là cách tốt nhất vì thận trên sẽ teo lại, (tôi thường làm vậy) , nếu cắt thận thì cần có kết quả DMA (Digital Subtraction Angiography ) chụp mạch máu để xác định động mạch còn lại của thận cần giữ không thì mất một thận có thể xãy ra trong khi phẩu thuât.

BS ĐỖ HOÀNG DŨNG


Các Dịch vụ khác

© Copyrights 2024 BSDoHoangDung.com All Rights Reserved.