Phẫu thuật nội thận ngược dòng (RIRS)

Phẫu thuật nội thận ngược dòng (RIRS)

Phẫu thuật nội thận ngược dòng (RIRS)

PHẪU THUẬT NỘI THẬN NGƯỢC DÒNG (RIRS)

I. ĐẠI CƯƠNG
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau vùng bụng, sườn, hoặc bẹn, cũng như tiểu máu. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 9% dân số và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm suy thận mãn tính. RIRS là phương pháp hiện đại và ít xâm lấn, sử dụng ống soi mềm để tiếp cận và loại bỏ sỏi qua đường niệu quản mà không cần rạch da.

Ưu điểm của RIRS:
 -Tỷ lệ hết sỏi (SFR) cao: 83–96%.
 -Ít đau, nhanh hồi phục, không để lại sẹo.
 -Tỷ lệ tái phát sỏi thấp.
 -Phù hợp cho sỏi ≤ 2cm hoặc sỏi sót sau tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).
Hạn chế:
 -Yêu cầu trang thiết bị hiện đại và đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
 -Phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu thận, kích thước và độ cứng của sỏi.

II. CHỈ ĐỊNH
 1.Sỏi thận ≤ 2 cm, bao gồm:
     -Sỏi đơn độc
     -Sỏi sót sau tán sỏi ngoài cơ thể có chỉ định.
  2.Sỏi niệu quản đoạn gần mà không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp khác.

Lưu ý:
   -Với sỏi lớn hơn 2 cm, nên cân nhắc các phương pháp khác như nội soi thận qua da (PCNL).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
   1.Dị dạng đường tiết niệu phức tạp (niệu quản hẹp, gấp khúc nặng)
   2.Nhiễm trùng tiết niệu chưa được kiểm soát.
   3.Bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa nặng không ổn định, như:
      - Suy tim giai đoạn nặng.
      - Đái tháo đường không kiểm soát.
      - Nhiễm trùng huyết.
   4.Vẹo cột sống hoặc các dị tật cản trở tư thế phẫu thuật.
   5.Phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ.

IV. CHUẨN BỊ
   1. Đội ngũ phẫu thuật

     -Bác sĩ phẫu thuật: 1 bác sĩ chính, 1 bác sĩ phụ, đều chuyên khoa tiết niệu.
     -Bác sĩ gây mê: Theo dõi và điều chỉnh trong suốt quá trình phẫu thuật.
     -Điều dưỡng: 3 người (dụng cụ viên, hỗ trợ bên ngoài và phụ mê).
   2. Người bệnh
      -Xét nghiệm:
        •Tổng phân tích nước tiểu, chức năng thận, nhóm máu, đông máu.
        •Xét nghiệm máu (HbA1c nếu có tiền sử đái tháo đường).
        •Cấy nước tiểu (kháng sinh đồ âm tính trước phẫu thuật).
      -Chẩn đoán hình ảnh:
        •Siêu âm, MSCT có cản quang đánh giá cấu trúc, vị trí, kích thước sỏi.
        •Xạ hình thận nếu nghi ngờ giảm chức năng thận.

      -Chuẩn bị trước phẫu thuật:
        •Điều trị ổn định các bệnh lý đi kèm (cao huyết áp, đái tháo đường).
        •Dừng thuốc chống đông theo hướng dẫn chuyên khoa
        •Tăng cường thể trạng, truyền máu nếu cần.
        •Nhịn ăn trước phẫu thuật ≥ 6 giờ.
        •Vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, sử dụng kháng sinh dự phòng.

  3. Dụng cụ và trang thiết bị 
      -Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mềm và cứng
      -Hệ thống laser Holmium (60–90W).
      -Guide wire, ống thông niệu quản, Basket nitinol.
.     -Màn hình, camera, máy bơm nước, nguồn sáng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  
 1. Vô cảm: 
       
-Gây mê nội khí quản, duy trì ngủ sâu trong toàn bộ quá trình.
.  2. Tư thế bệnh nhân
       -Nằm ngửa, hai chân gác trên giá đỡ sản khoa.
       -Điều chỉnh tư thế đảm bảo tiếp cận niệu quản thuận lợi.
   3. Quy trình thực hiện
     -Đặt máy soi cứng:

      •Đánh giá niệu quản, nong nhẹ nhàng nếu cần.
      •Đặt ống dẫn niệu quản (UAS) nếu nong thành công.
     -Đưa ống soi mềm vào niệu quản:
.     •Tiếp cận thận, xác định vị trí sỏi.
    -Tán sỏi bằng laser Holmium:
      •Chuyển sỏi thành “bụi” hoặc mảnh nhỏ dễ đào thải.
      •Giảm áp lực nội thận bằng cách duy trì dòng chảy liên tục.
    -Thu gom mảnh sỏi:
      •Sử dụng Basket để lấy các mảnh lớn.
    -Đặt Stent JJ:
      •Hỗ trợ dẫn lưu và giảm nguy cơ tắc nghẽn sau phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ BIẾN CHỨNG
    1. Theo dõi sau mổ

       -Huyết động, nước tiểu (màu sắc, số lượng), tình trạng đau.
       -Siêu âm hoặc X-quang kiểm tra tình trạng sỏi sót.
       -Kháng sinh Điều trị từ 5–7 ngày
   2. Biến chứng có thể gặp
     -Trong mổ:

       •Rách niệu quản (5%).
       •Chảy máu nhẹ (< 0,5%).
       •Thủng niệu quản (0,1–0,7%).
     -Sau mổ:
       •Nhiễm trùng tiết niệu (5%).
       •Đau do stent JJ (50%).
       •Sỏi sót (> 4mm): Cần can thiệp lại nếu gây triệu chứng.
3. Xử lý biến chứng
     -Chảy máu nhẹ: Theo dõi, truyền máu nếu cần
     -Rách niệu quản: Đặt Stent JJ để hỗ trợ lành tổn thương
     -Thủng niệu quản: Mổ mở hoặc can thiệp qua nội soi.
     -Nhiễm trùng: Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
VII. KẾT LUẬN
    Phẫu thuật RIRS là một kỹ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận kích thước nhỏ.và vừa.
Để đảm bảo thành công việc chuẩn bị bệnh nhân, lựa chọn thiết bị, và thực hiện phẫu thuật đúng quy trình là rất quan trọng. Xử lý tốt các biến chứng tiềm ẩn cũng góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe lâu dài cho người bệnh.

BS CKI ĐỖ HOÀNG DŨNG
(01/2025)




Các dịch vụ khác

© Copyrights 2024 BSDoHoangDung.com All Rights Reserved.