TIỂU GẤP (OAB)
TIỂU GẤP (OAB)
là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay,( Không đề cập đến Nhiễm khuẩn niệu hay viêm bàng quang cấp)
Chẩn đoán:
-Bảng ghi chép số lần và lượng nước tiểu 24giờ .Đi tiểu > 8 lần/ngày, > 2 lần/đêm, tiểu gấp
-Khám thực thể
-Xét nghiệm lâm sàng
Nguyên nhân :
Hiện tại nguyên nhân bệnh sinh vẫn còn đang nghiên cứu
Về lâm sàng triệu chứng tiểu gấp còn kiểm soát được bằng cơ vùng chậu (tiểu gấp khô) và loại không kiểm soát được gây són tiểu
Cần phân biệt thêm Những bệnh lý nội khoa có tiểu gấp như Đột quỵ, parkinsonngoại. Ngoại khoa: tiểu gấp có tiều sử phẫu thuật vùng chậu, xạ trị, chấn thương cột sống trước đó
Tiểu gấp không đe dọa tính mạng, nhưng tiểu gấp có thể gây ra hậu quả: làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến kinh tế của người bệnh
Điều trị:
Gồm 3 bước chủ yếu là 2 bước đầu
1-Bước đầu tiên trong điều trị tiểu gấp là thay đổi lối sống như. Giảm lượng nước uống, hạn chế chất kích thích: trà, cà phê, nước đá, chất chua, cay, nóng; tập luyện bàng quang
2-Điều trị thuốc anti-muscarinic, khi bệnh nhân kém đáp ứng cần phối hợp thuốc antimuscarinic và β3-adrenoceptor agonist;
3-
Các biện pháp can thiệp khi kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc: ( không khuyến khích)
-Tiêm onabotulinumtoxin A vào bàng quang ( giảm được 1 thời gian ngắn, dễ làm bàng quang ứ đọng nước tiểu )
-Cấy các dây điện cực vào rễ thần kinh cùng S3, nối với máy tạo nhịp đặt dưới da mông, kích thích và điều hòa các phản xạ thần kinh cùng, chi phối cơ chóp bàng quang và cơ đáy chậu.( nếu bàng quang có ứ đọng nước tiểu và không kiểm soát
-Kích thích thần kinh chày: hiệu quả điều trị thành công khoảng 70%
-Mở rộng bàng quang bằng ruột: bàng quang có dung tích co nhỏ, rối loạn chức năng bàng quang với độ giãn nở kém ( tiểu không hết 75% , không nên áp dụng)
---------
(*)Điều tri 8 tuần ( theo dõi HA mỗi ngày)
BS CKI ĐỖ HOÀNG DŨNG
Các dịch vụ khác