Suy Thận:
Do thận bị tổn thương kéo dài, hoặc thận không khoẻ để lọc máu, Khi thận không hoạt động tốt, chất thải và nước thừa sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra bệnh tim và huyết áp cao. Người bị Suy thân và những người có nguy cơ Suy thân có thể cần bảo vệ thận của mình
1.Suy thân thường gặp
-Từ 65 tuổi trở lên (38%)
-Từ 45 - 64 tuổi (13%)
-Từ 18 - 44 tuổi (7%).
-Nữ (15%)
-Nam (12%).
2.Nguyên nhân (người lớn):
-Bệnh tiểu đường
-Huyết áp cao
-Các yếu tố khác: bệnh tim, béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh Suy thân, tổn thương thận trước đây và tuổi già.
-Suy thận có thể không cảm thấy bị bệnh hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi suy thận tiến triển.
3.Xét nghiệm máu, kiểm tra ure creatinine, eGFR , Ion đồ, nước tiểu kiểm tra protein .v.v. eGFR - Mức lọc cầu thận ước tính là xét nghiệm tốt nhất để đo mức độ chức năng thận và xác định giai đoạn bệnh thận . Bác sĩ có thể tính toán nó từ kết quả xét nghiệm creatinine máu, tuổi, kích thước cơ thể và giới tính. nhìn eGFR sẽ biết giai đoạn bệnh thận giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị. Nếu số eGFR thấp, là thận không hoạt động tốt như bình thường. Bệnh thận càng sớm được phát hiện, cơ hội làm chậm hoặc ngừng tiến triển của nó càng cao.
4.Phòng bệnh:
-Chế độ ăn uống lành mạnh và điều trị bệnh tiểu đường và huyết áp cao, có thể ngăn ngừa bệnh suy thận nặng hơn và ngăn ngừa bệnh tim.
5.Các vấn đề sức khỏe liên quan đến suy thận
-Tuổi thọ thấp
-Bệnh tim và đột quỵ ,
-Kiểm soát huyết áp cao, lượng đường trong máu và mức cholesterol yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ quan trọng đối với những người bị suy thận.
6.Các vấn đề sức khỏe khác khi suy thận kéo dài
-Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp (có thể gây ra mệt mỏi và yếu).
-Nồng độ canxi thấp và nồng độ phốt pho cao trong máu (có thể gây ra các vấn đề về xương).
-Nồng độ kali cao trong máu (có thể gây ra nhịp tim không đều hoặc bất thường).
-Chán ăn hoặc buồn nôn.
-Chất lỏng dư thừa trong cơ thể (có thể gây ra huyết áp cao, phù chân hoặc khó thở).
-Nhiễm trùng hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
-Phiền muộn.
7.Điều trị :
-Giữ thận khỏe bằng cách quản lý lượng đường trong máu và huyết áp.
-Giữ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh thông qua một chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên
- Điều trị có thể làm chậm sự suy giảm chức năng thận và trì hoãn suy thận. Tuy nhiên, không phải ai bị suy thận cũng chạy thận
-Chạy thận khi bệnh suy thận giai đoạn cuối (ESKD)
Nếu tổn thương thận nghiêm trọng và chức năng thận rất thấp, lọc máu hoặc ghép thận là cần thiết để sống sót. Suy thận được điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESKD) .
Các Dịch vụ khác
- Vô sinh Nam
- Các bệnh về Tiền liệt tuyến (2023)
- Nhiễm trùng tiết niệu Nữ tái phát ( không biến chứng)
- Nguyên nhân hẹp bao quy đầu và điều trị
- Ung thư tuyến tiền liệt,các nguyên nhân làm tăng PSA
- Biến chứng phổ biến nhất, tán sỏi thận qua da (PCNL)
- Hydrocele (tràn dịch tinh mạc)
- Niệu Quản Lạc Chỗ
- Đánh giá ung thư TLT trên MRI bằng PI-RADS.(2023)
- Điều trị Tăng sản lành tính Tuyến Tiền Liệt (BPH). 2022